Thứ Ba, 24 tháng 4, 2018

Từ lâu lá tía tô được biết đến như bài thuốc Nam quý hiếm với cuộc sống, với ưu điểm dễ tìm và cũng là gia vị không thể thiếu trong mỗi gia đình. Bài viết này các chuyên gia sẽ chia sẻ tới các bạn tác dụng của lá tía tô và 1 số bài thuốc được chế biến từ lá tía tô cho sức khỏe của bạn và gia đình.

Tác dụng của lá tía tô – Những công dụng tốt nhất bạn nên biết
Lá tía tô là loại cỏ chúng mọc quanh năm và dễ sống, có mùi vị rất đặc trưng thơm, cay và có tính ấm nhiệt . Các bộ phận có thể sử dụng làm thuốc từ cây tía tô như: Lá( Tô diệp), Cành (Tô ngạnh), Hạt (Tô tử) . Có thể sử dụng tía tô tươi hoặc sao khô.

Những Tác dụng của lá tía tô có thể bạn chưa biết

  • Dãn mạch ngoài da và kích thích tiết mồ hôi
  • Làm giảm chất xuất tiết của phế quản, làm co thắt cơ trơn của phế quản và có tác dụng cầm máu
  • Chống thối và Ức chế trung khu thần kinh
  • Hóa đờm, an thai, giải độc của cá.
Ngoài ra lá tía tô có thể chữa được 1 số căn bệnh đơn giản như sau:
1. Lá tía tô chữa cảm mạo
Nói đến lá tía tô thì công dụng hữu hiệu nhất là trị cảm mạo. Theo y học bằng những cách sau đây, lá tía tô cực tốt để giải cảm, hạ sốt, nhức đầu, ho hen suyễn…
  • Xông, ngâm chân: Lấy lá tía tô cùng các lá thơm khác tạo thành nồi lá xông và lau rửa, ngoài ra có thể dùng nước này để ngâm chân. Nếu lá được rửa sạch thì có thể lấy ra một bát để uống trước hay sau khi xông.
  • Cháo tía tô: Nấu cháo gạo tẻ cho ra bát, trộn lá tía tô non thái chỉ. Ăn nóng, để mồ hôi toát ra.
  • Uống nước tía tô: Tía tô tươi 15 – 20g giã nát, chế nước sôi gạn nước trong để uống. Uống xong đi nằm đắp chăn. Cách này dùng cho trẻ em người già yếu.
2. Công dụng lá tía tô trong chữa bệnh dạ dày
Lá tía tô có chứa tanin và glucosid, có tác dụng chống viêm, làm se vết loét, liền sẹo và giảm sự gia tăng axit dạ dày. Theo các bác sỹ chuyên khoa tiêu hóa, nếu dùng ở dạng nước sắc, lá tía tô không chỉ có tác dụng giảm đau, giảm dịch vị xuống mức bình thường ở những bệnh nhân đau dạ dày mà còn giúp bệnh nhân ăn ngon và ngủ tốt hơn.
3. Lá tía tô có thể chữa bệnh gút
Lá tía tô – Nguyên liệu chữa bệnh Gout thần kỳ
Đối với người bị bệnh gout, để chữa bệnh gout bằng lá tía tô hàng ngày nên dùng lá tía tô ăn như rau sống trong các bữa cơm đề phòng bệnh tái phát. Còn khi lên cơn đau bị sưng tấy lên, nên dùng lá tía tô nhai và nuốt ngay để chặn cơn đau lại. Bên cạnh đó, có thể uống nước lá tía tô (sắc như sắc thuốc băc), cơn đau sẽ giảm rất nhanh.
4. Cách chữa Chữa mề đay, mẩn ngứa bằng lá tía tô
Người bị mề đay mẩn ngứa do tiếp xúc ánh nắng mặt trời, do côn trùng, do tiếp xúc với khí lạnh, nước lạnh, dị ứng thực phẩm,… có thể dùng lá tía tô giã nhỏ, vắt lấy nước uống, phần bã để xát vào chỗ da bị nổi mẩn sẽ đỡ rất nhiều, ngứa ngáy cũng giảm đáng kể. Lưu ý, sau xát lá tía tô, khi khô đi thì cần bỏ hết bã và tắm lại bằng nước ấm thật sạch.
Lá tía tô chữa mề đay mẩn ngứa
5.Công dụng của lá tía tô Giúp chị em trong quá trình làm đẹp
Lá tía tô có thể Giúp da trắng sáng, Giúp giảm cân tự nhiên, Lá tía tô chữa mụn thịt, và cải thiện làn da khô….
  • Lưu ý cần tránh khi dùng lá tía tô
  • Tía tô vừa dùng làm thức ăn vừa dùng làm thuốc. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo nếu dùng vị thuốc này lâu ngày có thể khiến người mệt mỏi, kém ăn, thở nông, choáng váng, táo bón, tiểu tiện đỏ… Chú ý, không dùng tía tô trong trường hợp cảm nóng, người nhiều mồ hôi sử dụng cần thận trọng.
  • Các chuyên gia khuyến cáo, bản thân lá tía tô là một loại thuốc, mà đã là thuốc thì khi sử dụng để chữa bệnh phải có chỉ định của thầy thuốc, đặc biệt là với thai phụ. Vì vậy, tốt nhất không nên tự ý dùng bừa bãi với liều lượng quá nhiều.
Bài hát Nhạc chế về các bài thuốc nam – Công dụng của các loại cây thảo dược tự nhiên
Trên đây là những công dụng của lá tía tô đối với sức khỏe của bạn, để tìm hiểu thêm những công dụng của các dược liệu khác trong đời sống quanh bạn vui lòng tham khảo thêm tai đây:
Design by Hao Tran -